Lực lượng tham chiến Nội_chiến_Tây_Ban_Nha

Phe Cộng hòa

Quân tình nguyện từ Hoa Kỳ chiến đấu trong Lữ đoàn Abraham Lincoln.Quân tình nguyện Ba Lan trong Lữ đoàn Quốc tế.

Những người Cộng hòa nhận vũ khí và quân tình nguyện từ Liên Xô, Mê hi cô, phong trào Xã hội thế giới, Lữ đoàn Quốc tế, và thậm chí Lữ đoàn Abraham Lincoln quân tình nguyện Hoa Kỳ. Những người Cộng hòa bao gồm từ những người trung dung ủng hộ một chính phủ dân chủ tự do tư bản, đến những người cách mạng theo chủ nghĩa vô chính phủcộng sản thuộc cả hai phe Đệ Tam Quốc tế và Đệ Tứ Quốc tế; thành trì sức mạnh của họ dựa vào những người theo chủ nghĩa thế tục và dân chúng thành thị, nhưng cũng bao gồm nông dân nghèo không có ruộng đất, và họ đặc biệt mạnh mẽ tại các vùng công nghiệp như AsturiasCatalonia.[14]

Những người Basque bảo thủ, nhiệt thành Công giáo La Mã, cùng với xứ CataloniaGalicia, muốn được tự trị, hoặc thậm chí độc lập từ chính phủ trung ương Tây Ban Nha. Khả năng này được chính phủ Cộng hòa để ngỏ..[15]

Phe Quốc gia

Những người Quốc gia phản đối các phong trào ly khai kể trên. Phe Quốc gia dựa vào tầng lớp dân cư sung túc hơn, bảo thủ hơn theo Công giáo, những người bảo hoàng, trung dung, chủ đất và những người ủng hộ chủ nghĩa phát-xít, những người muốn có một chính phủ tập quyền. Nước Đức và Ý Quốc xã, cũng như phần lớn các linh mục Công giáo La Mã ủng hộ phe Quốc gia, còn chính phủ Bồ Đào Nha cung cấp hậu cần. Có 740 người Ireland chiến đấu cho phe Quốc gia, và là quốc gia duy nhất mà số người tình nguyện chiến đấu cho phe Franco đông hơn số người tình nguyện chiến đấu chống lại Franco. Mặc cho tuyên bố của chính phủ Ireland rằng việc tham chiến là bất hợp pháp, 700 người theo Eoin O'Duffy, (gọi là những người "áo xanh") đến Tây Ban Nha để chiến đấu cho phe của Franco, trong khi chừng 250 người Ireland khác chiến đấu cho phe Cộng hòa. Tuy nhiên khi đến Tây Ban Nha, nhóm quân Ireland này từ chối chiến đấu chống lại người Basque, vì họ nhìn thấy sự tương đồng trong cuộc chiến đấu tranh giành độc lập của họ và khát vọng tự do của người xứ Basque. Họ cho rằng nhiệm vụ của họ ở Tây Ban Nha là chống lại chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho Tây Ban Nha. Những người của Eoin O'Duffy's rất hiếm khi tham chiến ở Tây Ban Nha, và cuối cùng bị Franco gửi trở lại Ireland sau một vụ bị binh lính Tây Ban Nha thuộc phe Quốc gia bắn nhầm.

Các phe nhóm tham chiến khác

Những thành phần tham gia tích cực trong cuộc chiến bao gồm tất thảy các lập trường chính trị và ý thức hệ lúc bấy giờ. Trong phe Quốc gia có cả những người Carlismo và bảo hoàng chính thống, những người dân tộc chủ nghĩa Tây Ban Nha, thành viên phát-xit thuộc đảng Falange, người theo đạo Công giáo, và hầu hết những người bảo thủ và người bảo hoàng có khuynh hướng tự do. Trong phe Cộng hòa có người dân tộc chủ nghĩa xứ Basque, dân tộc chủ nghĩa xứ Catalan, người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa vô chính phủ.

Theo một góc nhìn khác, phe Quốc gia bao gồm đại bộ phận giới tăng lữ Thiên chúa giáo và những người theo đạo Thiên chúa (ngoài xứ Basque), những nhân vật quan trọng trong quân đội, phần lớn giới đại lãnh chúa và rất nhiều thương gia. Phe Cộng hòa bao gồm phần lớn công nhân thành thị, phần lớn nông dân và đa phần tầng lớp trung lưu trí thức, đặc biệt là những người không làm nghề buôn bán.

Tướng bảo hoàng José Sanjurjo trên danh nghĩa là thủ lĩnh phe nổi loạn, tướng Emilio Mola là tham mưu trưởng và là nhân vật số hai. Mola bắt đầu tích cực vạch kế hoạch đảo chính từ mùa xuân, nhưng tướng Francisco Franco do dự cho tới tận đâu tháng 7, khiến cho những người đồng mưu gọi ông ta là "Hoa hậu quần đảo Canary năm 1936". Franco là một nhân vật chủ chốt vì có uy tín, nguyên là hiệu trưởng trường võ bị, và là người dập tắt cuộc nổi loạn năm 1934 của những người Xã hội. Được cảnh báo về âm mưu đảo chính sắp sửa nổ ra, những người cánh tả lập chốt chặn trên đường phố từ ngày 17 tháng 7. Franco phải tránh bị bắt bằng cách đi trên một chiếc tàu kéo để đến được sân bay. Từ đó, ông bay đến Maroc và nắm quyền chỉ huy đạo quân thuộc địa thiện chiến.[16] Sanjurjo bị chết trong một tai nạn máy bay ngày 10 tháng 7, trên thực tế tướng Mola ở phía bấc và tướng Franco ở phía nam cùng nắm quyền chỉ huy. Franco được chọn làm tổng chỉ huy sau cuộc họp của các tướng lĩnh cao cấp tại Salamanca ngày 21 tháng 9. Khi đó ông ta có chức vụ cao hơn tướng Mola, đồng thời Đạo quân châu Phi đã tỏ rõ sự ưu việt của nó.

Một trong những nguyên nhân chính yếu mà phe Quốc gia viện vào là chống lại tư tưởng bài tăng lữ của nhà nước Cộng hòa, và bảo vệ Giáo hội Công giáo La Mã, vốn là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công, và bị nhiều người theo phe Cộng hòa đổ cho là nguyên nhân nhiều tệ nạn của xã hội. Thậm chí ngay từ trước khi chiến tranh bùng nổ, nhiều cơ sở tôn giáo đã bị đốt phá mà nhà chức trách thuộc phe Cộng hòa không hề can thiệp để ngăn chặn. Nhiều cơ sở khác bị chuyển thành trụ sở Ủy ban nhân dân, như một phần của cuộc cách mạng xã hội[17]. Tương tự như vậy, nhiều cuộc tàn sát giới linh mục Công giáo do phe Cộng hòa thực hiện cũng diễn ra. Binh lính người Hồi giáo Maroc của Franco vốn rất sùng đạo cho rằng những hành động đó là không thể chấp nhận được, và đa phần chiến đấu trung thành, thường là dữ dội cho phe Quốc gia. Điều 24 và 26 Hiến pháp Cộng hòa Tây Ban Nha cấm dòng tu Jesuits, làm nhiều người Quốc gia cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Sau khi cuộc đảo chính của phe Quốc gia nổ ra, người ta trút giận vào Nhà thời và vai trò của nó trong hệ thống chính trị Tây Ban Nha. Tuy nhiên những người xứ Basque dù hầu hết theo Thiên chúa giáo vẫn đứng về phe Cộng hòa. Giáo hoàng John Paul II sau này phong thánh cho hàng trăm người bị sát hại chỉ vì họ là linh mục hoặc là nữ tu sĩ[18]. Hơn 600 nhân vật tôn giáo và giới giáo sĩ bị sát hại.

Những người ủng hộ phe Cộng hòa tuyên bố cuộc chiến là sự đọ sức giữa "bạo quyềndân chủ", giữa "chủ nghĩa phát xíttự do", và rất nhiều thanh niên nước ngoài, những người theo đuổi cải cách và những người cách mạng gia nhập Lữ đoàn quốc tế, tin tưởng rằng Cộng hòa Tây Ban Nha là tuyến đầu cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít. Những người theo phe Franco ngược lại, tuyên bố đây là cuộc chiến chống lại đám "rợ đỏ" theo chủ nghĩa cộng sảnchủ nghĩa vô chính phủ của văn minh Thiên chúa giáo. Họ cũng tuyên bố họ chiến đấu để bảo vệ Thể chế, để mang lại an ninh và đường hướng cho một xã hội bất trị và vô luật pháp[19].

Phe Cộng hòa cũng có sự chia rẽ: những người cánh tả và những người bảo thủ có nhiều tư tưởng trái ngược nhau. Cortes (Quốc hội Tây Ban Nha) bao gồm 16 đảng phái vào năm 1931. Khi Catalonia và xứ Basque được trao quyền tự trị năm 1932, một cuộc đảo chính của những người dân tộc chủ nghĩa nổ ra, nhưng bị thất bại. Một cuộc nổi dậy của những người vô chính phủ khiến cho hàng trăm người theo chủ nghĩa này bị tàn sát. Ngoài những sự chống đối đó, hàng xuất cảng của Tây Ban Nha sụt giảm tới 75% trong khoảng những năm 1931 tới 1942. Như vậy, cuộc cải cách nông nghiệp không mang lại lợi ích gì cho những giai cấp cùng khổ. Những khó khăn kinh tế nói chung ngăn cản chính phủ Cộng hòa thực hiện những chương trình mang tính tích cực trong thời gian cầm quyền.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nội_chiến_Tây_Ban_Nha http://www.almendron.com/historia/contemporanea/gu... http://www.asociacionfrentedearagon1936-1939.blogs... http://www.causageneral.com http://newsaints.faithweb.com/martyrs/MSPC.htm http://www.firmaspress.com/285.htm http://www.fortwayne.com/mld/journalgazette/163351... http://www.fosacomun.com/recuerdos/1/recuerdos2.ht... http://historicaltextarchive.com/books.php?op=view... http://www.historytoday.com/dt_main_allatonce.asp?... http://www.historytoday.com/dt_main_allatonce.asp?...